Tổng hợp các mẹo dân gian chữa viêm Amidan tại nhà hiệu quả

I. 10++ Mẹo chữa viêm Amidan bằng nguyên liệu tự nhiên

Việc sử dụng thuốc có thể để lại những tác dụng phụ, do đó nhiều người ưu tiên sử dụng các nguyên nhiên tự nhiên để cải thiện bệnh, nhất là trẻ em bị viêm amidan, phụ nữ mang thai… Sau khi xác định bệnh viêm amidan, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian giúp cải thiện chứng viêm, sưng, đau rát họng như:

Rau diếp cá có vị chua, mùi tanh, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc. Thành phần 3-oxododecana, Decanoyl-acetaldehyd có hoạt tính giống như kháng sinh, có khả năng kháng khuẩn vượt trội, ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu vàng, phế cầu,… Đây là những vi khuẩn gây viêm Amidan.

Cách thực hiện:

Cách 1: Dùng kết hợp với cam thảo đất.

– Chuẩn bị khoảng 20g rau diếp cá, 20g cam thảo đất.

– Rửa sạch 2 nguyên liệu, cho vào nồi, đun sôi với 1L nước.

– Thấy nước cạn khoảng ⅓ thì tắt bếp, chắt lấy nước uống.

– Uống 1 lần/ngày.

Cách 2: Sử dụng nước vo gạo.

– Chuẩn bị khoảng 300g rau diếp cá, rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút.

– Lấy khoảng 500ml nước vo gạo lần 2, cho nước vo gạo và rau diếp cá vào nồi.

– Đun sôi khoảng 5 phút rồi tắt bếp, chắt lấy nước.

– Chia nước thành 2 phần, uống hết trong ngày.

Lưu ý: Người có hệ tiêu hóa kém không nên dùng rau diếp cá để chữa viêm Amidan do loại rau này tính hàn, có thể gây tiêu chảy.

Chữa viêm Amidan tại nhà bằng rau diếp cá

Chữa viêm amidan tại nhà bằng rau diếp cá

Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy lá húng chanh chứa hoạt chất Codein và Cavaron có tác dụng ức chế mạnh các loại vi khuẩn, được xem là một loại kháng sinh mạnh với các vi khuẩn gây bệnh ở mũi, miệng, họng và đường ruột.

Bên cạnh đó, các thành phần trong loại thảo dược này có khả năng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Mùi thơm từ tinh dầu giúp thư giãn, có tác dụng an thần, giúp cho người dùng ngủ ngon hơn.

Cách thực hiện:

– Cách 1: Chuẩn bị vài lá húng chanh, rửa sạch, nhai với vài hạt muối. Nuốt từ từ để các hoạt chất ngấm vào cổ họng. Thực hiện đều đặn ngày 3 lần để giảm viêm và làm sạch cổ họng.

– Cách 2: Chuẩn bị khoảng 20g lá húng chanh, 20g đường phèn. Rửa sạch húng chanh, giã dập với đường phèn. Thêm khoảng 10ml nước sôi vào khuấy đều. Chắt lấy phần nước, uống khoảng 3 – 4 lần/ngày để thấy rõ hiệu quả.

– Cách 3: (Dùng để trị viêm Amidan kèm theo đau đầu và sốt) Chuẩn bị 15g lá húng chanh, 8g tía tô, 5g bạc hà, 3 lát gừng tươi sắc cùng 2 chén nước. Khi lượng nước còn 1 nửa thì chắt lấy nước, chia làm 2 lần và uống trong ngày.

Theo y học hiện đại, trong tỏi chứa thành phần Allicin có hoạt tính như một chất kháng sinh. Tác dụng là ngăn ngừa, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, tỏi cũng chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, giúp hỗ trợ, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, nâng cao sức đề kháng.

Cách thực hiện:

Cách 1: Kết hợp tỏi và sữa

– Bóc vỏ 1 củ tỏi, rửa sạch, để ráo.

– Đập dập tỏi, thêm khoảng 200ml sữa tươi, đun trên bếp khoảng 10 phút.

– Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần để thấy được hiệu quả rõ rệt.

Cách 2: Nướng tỏi

– Lấy 1 củ tỏi, để nguyên vỏ, đem nướng đến khi vỏ cháy xém, có mùi thơm nhẹ.

– Để nguội, bóc vỏ giã nát cùng một chút muối và nước.

– Chắt lấy nước, uống mỗi ngày 1 lần.

Xem ngay:  Dầu ăn cho trẻ ăn dặm loại nào tốt nhất và nhiều dinh dưỡng nhất ?

Cách 3: Rượu tỏi

– Tỏi bỏ vỏ, rửa sạch rồi giã nát, cho vào một hũ thủy tinh.

– Đổ rượu (rượu nếp 45 độ) sấp mặt tỏi, ngâm khoảng 10 ngày, khi rượu chuyển sang màu vàng là có thể dùng.

– Dùng 2 lần/ngày, mỗi lần một muỗng cà phê.

Chú ý: Không dùng tỏi cho người huyết áp thấp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn đông máu, tiểu đường, đau dạ dày, người có ý định phẫu thuật, phụ nữ có thai,…

Chữa viêm Amidan tại nhà bằng tỏi

Tỏi được xem như một kháng sinh tự nhiên, giúp loại bỏ các tác nhân gây viêm 

Cây lược vàng chứa 2 hợp chất Flavonoid là Quercetin và Kaempferol có tác dụng chống oxy hóa tế bào mạnh mẽ. Ngoài ra, cây lược vàng cũng có khả năng diệt khuẩn, kháng trùng. Hoạt chất Phytosterol chữa bệnh về đường hô hấp rất tốt.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị khoảng 3 – 4 lá lược vàng, rửa sạch, để ráo.

– Cuộn với 1 chút muối hạt rồi nhai nát, nuốt từ từ xuống.

– Thực hiện 2 – 3 lần/ngày.

Lá hẹ chứa nhiều acid amin như Tryptophan, Threonine, Isoleucine, Leucine, Lysine,… Đặc biệt hoạt chất Thiosulfonate có khả năng chuyển hóa thành Allicin khi cắt, nghiền,… Do đó, lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp loại bỏ các vi khuẩn, virus gây viêm Amidan rất tốt. Ngoài ra, còn giúp tăng cường sức đề kháng, tái tạo nhanh các mô, tế bào bị tổn thương.

Cách thực hiện:

Cách 1: Dùng lá hẹ với mật ong

– Chuẩn bị 100g lá hẹ tươi, 2 – 3 lát gừng tươi, 100ml mật ong.

– Cho các nguyên liệu vào bát, hấp cách thủy khoảng 20 phút.

– Chắt lấy nước, chia làm 3 lần uống.

Lá hẹ hấp mật ong chữa viêm Amidan

Lá hẹ hấp mật ong chữa viêm Amidan cực hiệu quả

Cách 2: Dùng lá hẹ và đường phèn

– Lấy 1 nắm lá hẹ, cắt nhỏ, thêm 3 thìa đường phèn.

– Hấp cách thủy 15 phút.

– Chờ nguội, ăn cả nước lẫn cái.

– Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, liên tục trong 5 ngày.

Lưu ý: Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong do có khả năng gây ngộ độc, thực hiện theo cách 2 để đảm bảo an toàn.

Tinh dầu Menthol chứa trong lá bạc hà giúp làm mát cổ họng, giảm đau, cải thiện tình trạng viêm. Bên cạnh đó, tinh dầu này còn giúp các dây thần kinh tại niêm mạc họng được thư giãn, làm gián đoạn quá trình truyền phát tín hiệu đau.

Cách thực hiện:

– Lấy 1 nắm lá bạc hà hãm với nước sôi khoảng 10 phút.

– Uống trà bạc hà hằng ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Lá tía tô không chỉ có tác dụng chữa viêm Amidan mà còn được dùng để chữa hắt hơi, sổ mũi, các bệnh đường hô hấp,… Do trong tía tô chứa tinh dầu Perila aldehyd, Limonene, vitamin A, sắt, phospho,… có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời giúp diệt khuẩn, tái tạo niêm mạc khắc phục những tổn thương nhanh chóng.

Cách thực hiện:

– Cách 1: Lấy 20g hạt tía tô tán nhỏ thành bột mịn, hòa với nước ấm, uống 2 – 3 lần/ngày.

– Cách 2: Chuẩn bị lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế mỗi thứ 5g, đường phèn 15g cho vào chén hấp cách thủy khoảng 20 phút. Chắt lấy nước uống 3 lần/ngày.

chữa viêm Amidan tại nhà bằng lá tía tô

Bài thuốc chữa viêm amidan tại nhà bằng lá tía tô

Theo y học cổ truyền, lá đinh lăng vị đắng tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, chữa mụn nhọt, cảm sốt,… Rễ có vị ngọt đắng, tính mát, dùng để chữa suy nhược cơ thể, lợi tiểu, thông khí huyết, bồi bổ cơ thể,…

Cách thực hiện:

Cách 1: Nhai lá đinh lăng

– Lấy 1 nắm lá đinh lăng rửa sạch, để ráo.

– Nhai với 1 ít muối, nuốt từ từ để nước từ lá thấm vào thành họng.

– Thực hiên 3 – 4 lần/ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.

Cách 2: Dùng nước sắc lá đinh lăng

– Chuẩn bị 20g lá đinh lăng rửa sạch, để ráo.

– Cho vào ấm sắc với 3 bát nước, khi còn khoảng 1 bát thì tắt bếp.

– Lấy nước, chia làm 3 phần, ngậm nuốt từ từ.

– Thực hiện liên tục trong 3 – 5 ngày để thấy triệu chứng được cải thiện.

Mật ong từ lâu đã có mặt trong các bài thuốc chữa viêm họng, các triệu chứng sưng viêm, đau rát ở cổ họng. Do mật ong chứa các thành phần chống oxy, Hydro peroxide nên có khả năng làm dịu niêm mạc, giảm sưng viêm, kháng khuẩn, hạn chế nhiễm trùng, các tổn thương do viêm Amidan gây ra. Ngoài ra, mật ong còn giúp hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục các tổn thương có thể áp dụng để phòng ngừa.

Xem ngay:  Bộ phận có độc của cây đậu biếc mà bạn nên biết

Cách thực hiện:

Cách 1: Kết hợp với gừng

– Lấy nửa củ gừng, rửa sạch, cạo vỏ, xắt thành lát mỏng.

– Cho vào cốc hãm với nước sôi trong 10 phút.

– Thêm vào cốc 3 thìa mật ong, khuấy đều, nuốt từng ngụm nhỏ.

– Thực hiện 1 lần/ngày để thấy triệu chứng được cải thiện.

Cách 2: Dùng mật ong với chanh

– Cho 2 thìa mật ong vào cốc nước ấm, khuấy đều.

– Thêm ¼ quả chanh, uống khi nước còn ấm.

– Hàng ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối.

chữa viêm Amidan bằng mật ong, chanh và gừn

Cách chữa viêm Amidan bằng mật ong, chanh và gừng

Y học hiện đại đã chứng minh tác dụng của gừng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Bởi trong gừng chứa các hoạt chất liên quan đến Capsaicin và Piperine, có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, giảm ho, giảm đờm. Bổ sung gừng vào những món ăn thông thường trong thực đơn cũng giúp phòng chống viêm amidan hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Cách 1: Gừng thái lát mỏng, hãm với nước sôi thành trà gừng, uống đều đặn hằng ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

– Cách 2: Gừng thái lát mỏng, thêm mật ong, hấp cách thủy trong 10 phút. Sau đó chắt lấy nước uống.

Ngoài những biện pháp đơn giản ở trên có thể sử dụng những thuốc nam gia truyền như bài thuốc đông y từ lá dâu bao gồm cát cánh, cam thảo, bạc hà, liên kiều, khổ hạnh nhân, hóa cúc. Tuy nhiên cần được kê bởi những thầy thuốc y học cổ truyền.

II. Những lưu ý khi áp dụng các bài thuốc chữa viêm Amidan

Khi áp dụng những bài chữa viêm Amidan tại nhà, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:

– Các bài thuốc này chỉ có khả năng cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh chứ không thể điều trị dứt điểm nguyên nhân. Trong những trường hợp nặng nên thăm khám y tế, tiến hành điều trị bằng thuốc, cắt amidan (nếu cần thiết).

– Các mẹo chỉ thích hợp với trường hợp bệnh nhẹ, không thể áp dụng với người mắc Amidan mạn tính.

– Hiệu quả của bài thuốc phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Sau khoảng 3 – 5 ngày nếu không thấy cải thiện, hãy chuyển sang bài thuốc khác.

– Khi thực hiện phải đảm bảo các nguyên liệu tươi, sạch sẽ. Quy trình chế biến đảm bảo vệ sinh để Amidan tránh viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

– Để bệnh nhanh khỏi, người bệnh có chế độ ăn uống tốt.

+ Nên tránh các thực phẩm cay nóng, thực phẩm lạnh, thức ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia, chất kích thích.

+ Tránh các đồ ăn khô, đồ chiên rán vì chúng có thể cọ xát khiến Amidan tổn thương và gây nên sưng viêm.

+ Cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các loại củ như củ cải, cà chua, cà rốt,…

– Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng nước ép các loại quả.

– Có thể bổ sung các món ăn tốt cho người bị viêm Amidan như canh mộc nhĩ trắng, canh lá đinh lăng nấu sườn heo,…

– Những người có thể trạng đặc biệt như người mắc bệnh kinh niên, trẻ em, phụ nữ mang thai,… nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện theo các mẹo dân gian này.

viêm Amidan nên ăn đồ ăn mềm

Người bị viêm Amidan nên ăn đồ ăn mềm, tốt cho sức khỏe

Lưu ý: Nếu các triệu chứng viêm amidan nghiêm trọng nên đến bệnh viện để được thăm khám, đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Trên đây là những mẹo dân gian chữa viêm Amidan tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, đây là căn bệnh cần điều trị triệt để, người bệnh cần áp dụng các phương pháp loại bỏ nguyên nhân tận gốc. Không nên lạm dụng các bài thuốc dân gian trong thời gian dài khiến bệnh chuyển biến xấu hơn. Mong rằng với nội dung thông tin chi tiết trong bài viết của chúng tôi có thể giúp ích được cho mọi người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *